Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Nhắc lại chuyện rất cũ: CV và Resume khác nhau ra sao?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao cùng là lí lịch tìm việc nhưng có những tin tuyển dụng yêu cầu resume và số khác lại cần CV (curriculum vitae) của ứng viên hay không? Nếu câu trả lời là không, bạn giống hầu hết mọi người vì đang nghĩ rằng resume và CV giống nhau và là một. Hãy nhớ rằng mỗi dạng tài liệu có một mục đích riêng và các đặc điểm cụ thể.

Không hiểu được những khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội bạn giành lấy công việc bạn. Vì thế, hãy bắt đầu học cách phân biệt thật rõ ràng hai loại sơ yếu lí lịch này ngay với CareerBuilder.vn nhé!

RESUME LÀ GÌ?

Resume hay Résumé là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và nghĩa trong tiếng Anh là “summary”. Do đó, đúng như tên gọi, Resume là bản tóm tắt về kinh nghiệm và thành tích của bạn trong công việc, giáo dục và các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn đang cố gắng giành lấy.

Resume thường được xem là tài liệu ngắn gọn; nhiều người chỉ gửi Resume một trang hoặc tối đa 2 trang với những ai có kinh nghiệm trên 10 năm.

Nội dung trong các Resume của một ứng  không nên giống nhau. Nếu bạn dự định gửi Resume cho 3 công ty thuộc 3 lĩnh vực khác nhau, nội dung mỗi bản Resume gửi đi cần tuỳ chỉnh phù hợp theo yêu cầu cụ thể trong tin tuyển dụng công việc tương ứng.

CV LÀ GÌ?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là “course of life”. CV là tài liệu ghi lại rất chi tiết những thành tựu trong công việc, tại trường học và các nỗ lực khác liên quan đến lĩnh vực chuyên môn hoặc nghiên cứu chuyên sâu của bạn.

Mặc dù vẫn có những CV chỉ dài 1 trang, nhưng CV hiệu quả nhất lại chính là các tài liệu có nhiều trang. Không có gì lạ khi nhiều nhà tuyển dụng hoặc chuyên viên tuyển dụng vẫn xem xét kỹ lưỡng các bản lí lịch dài tận 10 trang.

Nội dung của CV thường không thay đổi trừ khi bạn có được những kinh nghiệm, kỹ năng và chứng chỉ mới hoặc đạt thêm thành tựu liên quan đến ngành nghề đang tham gia.

3 ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG QUAN TRỌNG NHẤT GIỮA RESUME VÀ CV

Dựa trên mô tả về Resume và CV, 3 điểm khác biệt chính của chúng được xác định là:

Độ dài: Resume với “tư cách” là bản tóm tắt nên thường chỉ dài 1 trang. Ngược lại, CV là bản mô tả rất chi tiết về trải nghiệm cuộc sống của bạn cho đến thời điểm nộp hồ sơ. CV giống như tài liệu sống, nó sẽ tiếp tục kéo dài thêm theo thời gian và quá trình phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn.

Mục đích: Mục đích của Resume là giới thiệu trình độ và kinh nghiệm của bạn theo yêu cầu cụ thể của vị trí công việc. Với CV, nó được sử dụng khi ứng tuyển vào các vị trí cần xét duyệt chi tiết hoặc vị trí cần thành tích cao trong đào tạo chuyên môn. CV là giấy tờ quan trọng hàng đầu khi xét chọn các vị trí giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Bố cục: Bố cục của Resume khá linh hoạt. Mặc dù định dạng theo trình tự thời gian ngược được chấp nhận rộng rãi nhất, bạn vẫn có thể chuyển sang định dạng chức năng hoặc kết hợp cả hai nếu thấy cần thiết. Trình tự trình bày của các mục trong CV thường cố định, và cũng không cần thiết phải sáng tạo hay thay đổi.   

Mặc dù có những khác biệt, Resume và CV đều phải đảm bảo vài đặc điểm chung quan trọng sau đây:

Cấu trúc: Cả Resume và CV đều phải đọc được dễ dàng và cấu trúc một cách chuyên nghiệp, tốt nhất nên duy trì cái nhìn đơn giản nhưng tập trung vào các tài liệu này.

Gợi ý trình bày phổ biến:

Chỉ sử dụng các phông (font) chữ thích hợp với hầu hết các hệ thống như Arial, Calibri, Cambria, Helvetica,…

Sử dụng cỡ chữ từ 11 – 13.

Giữ một khoảng trống duy nhất giữa các dòng.

Căn chỉnh lề cho các cạnh khoảng 1 inch hoặc 2 cm, chọn chế độ “Xem trước” bản in để chắc chắn định dạng của bạn có thể in được và chỉnh chu như ý muốn.

Chi tiết rõ ràng: Đôi khi các công ty có thể yêu cầu bạn tuân theo các định dạng hoặc biểu mẫu cụ thể. Điều này đặc biệt đúng với các bản CV. Trước khi bắt tay viết Resume hay CV, hãy kiểm tra  tuyển dụng để biết xem có cần sử dụng mẫu nào không.

Bên cạnh đó, bạn nên chứng minh các thành tựu trong công việc, trường học, và các hoạt động liên quan bằng các số liệu xác thực, dữ kiện cụ thể. Đối với CV, bạn phải cẩn trọng khi cung cấp chi tiết về các ấn phẩm hoặc thành tựu mà bạn đã tạo nên. Hãy cung cấp đường dẫn (links), ngày tháng và thông tin liên quan đến sản phẩm/dự án của bạn.

Cuối cùng là rà soát: Trước khi gửi Resume và CV, hãy xem lại và kiểm tra kỹ chính tả, ngữ pháp lẫn các lỗi đánh máy. Nếu có thể, hãy duyệt lí lịch của bạn bởi các chương trình kiểm tra lỗi trực tuyến. Đi thêm một bước nữa bằng cách nhờ người bạn đáng tin cậy đọc giúp, xem xét nó từ góc nhìn khách quan, góp ý và đánh giá trung thực. Đơn giản là nhà tuyển dụng không thể chấp nhận được khi bạn gửi đi một bản lí lịch tìm việc – hình ảnh đại diện bản thân – mà chứa đầy các sai lỗi quá rõ ràng.

CẤU TRÚC RESUME

Một Resume điển hình sẽ có các phần sau đây trong cấu trúc:

Tiêu đề (Header): Thông tin phải bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, đường link các trang mạng xã hội chuyên nghiệp (như Linked In, Facebook…) nếu muốn đề cập.

Tóm tắt (Summary) hoặc Mục tiêu nghề nghiệp (Objective): Một đoạn tường thuật/trình bày ngắn cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan hoặc ý tưởng về tính cách, mục tiêu, lý tưởng trong nghề nghệ và những đóng góp tiềm năng của bạn cho công ty.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experience): Như đã đề cập, hãy sử dụng trình tự thời gian ngược để trình bày lí lịch. Bắt đầu từ công việc hiện tại hoặc ưu tiên cho công việc gần đây nhất rồi kể ngược về trước. Nhưng nếu lịch sử công việc của bạn có nhiều “khoảng lặng” hoặc gián đoạn thì hãy chuyển sang dùng định dạng chức năng. Nếu bạn đang nhắm đến mục tiêu chuyển ngành nghề thì nên cân nhắc định dạng kết hợp để có kết quả tốt nhất.

Thành tựu giáo dục (Education Attainment): Một lần nữa, định dạng thời gian ngược sẽ hoạt động tốt nhất. Hãy nêu bật những kết quả, thành tích, chứng nhận và bằng khen nhận được trong quá trình học tập và đào tạo từ các cấp cao hơn.

Kỹ năng và khả năng (Skill & Abillities): Hãy xác định và thể hiện các kỹ năng và khả năng của bạn có liên quan đến công việc.

Mối quan tâm và sở thích (Interests & Hobbies): Một đoạn tóm tắt về cuộc sống của bạn bên ngoài công việc. Trình bày sở thíchmột cách khéo léo với các chi tiết phù hợp có thể giúp bạn chứng minh rằng mình phù hợp với văn hoá của tổ chức.

Khi viết Resume, hãy chắc rằng bạn đang sử dụng chính xác các từ khoá và cụm câu từ thích hợp. Cách đơn giản để xác định các từ khoá là dựa vào nội dung tin tuyển dụng hoặc truy cập trang web công ty.

CẤU TRÚC CV

Thông thường, các thành phần sau đây sẽ tạo nên cấu trúc một bản CV điển hình:

Tiêu đề (Header): Thông tin tương tự Resume.

Lĩnh vực quan tâm (Areas of Interest): Một bản tóm tắt về các mối quan tâm sâu về chuyên môn của bạn.

Giáo dục (Education): Cụ thể hoá các trình độ, bằng cấp bạn đã đạt được, bao gồm cả các bằng cấp đang theo đuổi chẳng hạn như thạc sĩ hay tiến sĩ. Bạn cũng nên ghi rõ tiêu đề của luận văn đã thực hiện.

Học bổng, bằng khen & giải thưởng (Grants, Honors & Awards): Hoàn chỉnh danh sách các trích dẫn và hình thức công nhận bạn nhận được trong sự nghiệp và trường học.

Ấn phẩm và bài thuyết trình (Publications & Presentations): Trình bày đầy đủ danh sách tất cả ấn phẩm (sách, báo, báo cáo…) và bài thuyết trình, diễn thuyết mà bạn đã thực hiện ở trường và tại nơi làm việc. Nếu bạn đã tích luỹ được một khối lượng lớn công việc, hãy tạo danh mục riêng cho từng ấn phẩm hoặc bài thuyết trình.

Kinh nghiệm làm việc (Work Experiences): Không giống với Resume, kinh nghiệm làm việc trong CV nên có tính bao quát hơn. Hãy bao gồm tất cả kinh nghiệm của bạn, từ công việc khi giảng dạy, trong phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu và cả công việc thực tế ở từng công ty. Bạn thậm chí có thể thêm các dự án xã hội hoặc công việc tình nguyện hay kinh nghiệm lãnh đạo.

Thành viên của các tổ chức chuyên nghiệp hay hiệp hội (Professional Affiliations/Scholastic Memberships): Tóm tắt các hội nhóm và tổ chức mà bạn tham gia có liên quan đến ngành nghề, chuyên môn mà bạn theo đuổi. Làm nổi bật những thời điểm mà bạn làm người chủ trì, dẫn dắt hoặc lãnh đạo hay thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.

Tham khảo (References): Hãy đề cập tên của người có thể cung cấp sự chứng nhận cho tính cách, năng lực và chất lượng hoàn thành công việc của bạn. Chẳng hạn như: sếp quản lý trực tiếp, đồng nghiệp cùng bộ phận, đối tác hoặc khách hàng – những người có thể đưa ra nhận xét thực tế nhưng thuận lợi cho bạn.

Không giống Resume, việc sử dụng các từ khoá hay cụm từ thông dụng không quá khắt khe với CV. Nhiệm vụ trọng tâm khi viết CV là đưa ra đủ các chi tiết cần thiết và quan trọng. Các tổ chức hoặc công ty yêu cầu có CV, tức là họ đang tìm kiếm thông tin toàn diện để chọn lọc ra được người có kinh nghiệm và chuyên môn thực sự đáp ứng được vị trí còn khuyết.

Nếu các chuyên viên tuyển dụng thường chỉ dành ra khoảng 6 giây để đánh giá Resume thì họ chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian hơn trong việc xem xét CV.

KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG RESUME/CV?

Không khó để biết lúc nào thì nên gửi Resume và khi nào nên sử dụng CV. Cách đầu tiên, tin tuyển dụng sẽ chỉ rõ ra rằng nhà tuyển dụng cần loại lí lịch nào. Nếu các chi tiết mà nhà tuyển dụng nêu ra trong tin tuyển dụng không rõ ràng, hãy tìm cách liên hệ với người phụ trách nhận hồ sơ và làm rõ.

Việc chọn Resume hay CV đôi khi phụ thuộc vào đặc thù quốc gia hay địa phương bạn làm việc. Ví dụ, ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thì Resume là tài liệu tiêu chuẩn để nộp hồ sơ dự tuyển. Bạn nên nộp CV cho các công ty/ tổ chức tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand. Bạn thậm chí có thể tải xuống một bản lí lịch mẫu theo chuẩn của Liên minh Châu Âu cho chắc chắn. Trong khi đó, ở Úc, Ấn Độ và Nam Phi thì các thuật ngữ như Resume và CV đôi khi có thể thay thế cho nhau, và phần nào giống với thực tế đang diễn ra ở Việt Nam.

Có lẽ, cách tốt nhất để phân biệt là tuỳ vào mục đích. Resume rất phù hợp nếu bạn muốn gia nhập các công tư tư nhân, CV là lựa chọn tốt để xin làm trong các khu vực công như công ty nhà nước hay chính phủ. Bên cạnh đó, Resume sẽ phù hợp để bạn ứng tuyển việc làm và CV thích hợp để nộp đơn xin cấp học bổng, xét duyệt nhập học hoặc các vị trí giảng dạy.

BẠN CÓ NÊN SỞ HỮU MỘT BẢN CV?

Nếu đã đọc đến đây thì có lẽ nhiều bạn sẽ nhận ra rằng trước đây mình từng viết Resume hơn là CV. Tất nhiên, việc tạo thêm một bản CV không có hại gì cả. Nội dung của CV luôn phát triển tương ứng với sự trưởng thành về kinh nghiệm và kiến thức của mỗi người. Bạn sẽ không muốn phải vật lộn với hàng đống thông tin về quá trình của bản thân khi có một nhà tuyển dụng tiềm năng yêu cầu bạn cung cấp CV đâu nhỉ?

Hãy bắt đầu soạn một bản CV toàn diện về bản thân, trình bày chỉnh chu và lưu trữ nó dưới dạng file tài liệu. Cập nhật nó mỗi khi bạn tích luỹ thêm được những giá trị mới. Ngay cả khi bạn không bao giờ phải gửi CV cho ai, hãy nhớ, ít nhất nó vẫn là tài liệu lưu trữ và tham chiếu thông tin cho Resume của chính bạn.

(Nguồn ảnh: Internet)

  CareerBuilder Vietnam

Kết nối với VCBS

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.